Vai trò của acid béo chuỗi trung bình đối với cơ thể

0  Bình luận | 25/07/2023

Để hiểu được vai trò vô cùng quan trọng của chất béo đối với cơ thể, hãy cùng KoKoFi tìm hiểu về cách mà cơ thể tiêu hóa và hấp thu chất béo cũng như các thành phần chất béo có trong dầu dừa và mối tương đồng giữa dầu dừa và sữa mẹ trong vai trò bảo vệ và nuôi dưỡng cơ thể.

1. Sự tiêu hóa và hấp thu chất béo trong cơ thể diễn ra như thế nào?

 

Trong thức ăn, 95% chất béo trong mỡ và dầu là Triglyceride và 5% là các chất béo khác như phosphorlipid, cholesterol. Trong cơ thể, dự trữ lipid 99% dưới dạng triglyceride.

 

Hàng ngày, hệ tiêu hóa nhận trung bình 50-100g triglyceride, 4-8g phosphorlipid và 300-450g cholesterol. Quá trình tiêu hóa, hấp thu chất béo là một quá trình phức tạp hơn hẳn so với sự tiêu hóa, hấp thu chất đạm và chất đường.

 

Chất béo kỵ nước nên có xu hướng tách khỏi dịch hệ tiêu hóa. Trong khi đó, men tiêu hóa chất béo thì ưa nước. Vì vậy quá trình tiêu hóa chất béo cần những phân tử đặc biệt giúp chất béo được trộn với dịch tiêu hóa chủ yếu là nước.

Mục đích của tiêu hóa chất béo là cắt nhỏ triglyceride thành những phân tử nhỏ mà cơ thể có thể hấp thu được là monoglyceride, acid béo và glycerol.



Ở miệng, sự tiêu hóa chất béo diễn ra chậm chạp với vài chất béo đông đặc bắt đầu tan khi chúng đạt tới nhiệt độ cơ thể. Tuyến nước bọt ở đáy lưỡi phóng thích ra men lipase, đóng vai trò nhỏ trong việc tiêu hóa mỡ ở người trưởng thành và vai trò tích cực ở trẻ sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh, men này đủ để tiêu hóa acid béo chuỗi ngắn và trung bình ở trong sữa.

 

Khi vào dạ dày, nếu dạ dày không co bóp, chất béo sẽ nổi ở lớp trên những thành phần khác của thức ăn. Chính nhờ sự co bóp của dạ dày và sự tống xuất có chu kỳ nhũ trấp qua lỗ môn vị mà chất béo được khuấy mạnh và trộn đều với hỗn hợp trong dạ dày. Hoạt động này giúp men tiêu hóa mỡ trong dạ dày tiếp xúc với chất béo, chủ yếu tác động lên acid béo chuỗi ngắn. Chỉ có một ít chất béo được tiêu hóa ở dạ dày, hầu hết hoạt động tiêu hoác chất béo xảy ra ở ruột non.

 

Men tiêu hóa chất béo chủ yếu nằm ở ruột non, đoạn D2 tá tràng, gồm có mật và lipase của dịch tụy. Các tế bào thành ruột non cũng tiết một ít men lipase. Men lipase là men tiêu hóa chất béo, còn mật chỉ là chất hỗ trợ.

Mật được tế bào gan tổng hợp từ cholesterol trong cơ thể, dự trữ ở túi mật và đổ vào ruột khi thức ăn vào đến tá tràng. Mật chứa acid mật, phosphorlipid, cholesterol. Các acid mật có một đầu ưa béo và một đầu ưa nước. Đầu ưa béo sẽ bám lên các hạt chất béo và đầu ưa nước quay ra ngoài giúp men lipase bám lên và thủy phân chất béo. Quá trình này được gọi là nhũ tương hóa chất béo.

 

Lipase từ dịch tụy và tế bào niêm mạc ruột non thủy phân chất béo thành glycerol, các acid béo và monoglyceride. Đơn vị chất béo được hấp thu tại ruột bao gồm glycerol, acid béo, monoglyceride, cholesterol và phosphorlipid. Mỗi loại có cách hấp thu khác nhau. Glycerol và các acid béo chuỗi ngắn (C2-C5), chuỗi trung bình (C6-C12) trực tiếp hấp thu vào tế bào niêm mạc ruột rồi vào thẳng hệ tĩnh mạch cửa và cung cấp năng lượng trực tiếp cho các tế bào trong cơ thể. Monoglyceride và acid béo chuỗi dài kết hợp với mật thành các hạt micelle mới hấp thu vào trong tế bào ruột và được tái tổ hợp thành triglyceride. Phospholipid và cholesterol có hiệu suất hấp thu thấp (20%-40%) có thể trực tiếp hấp thu vào trong tế bào ruột. Trong lòng tế bào ruột non, triglyceride mới, phosphorlipid và cholesterol được đóng gói thành các chylomicron đổ vào hệ bạch huyết.
 

Tài liệu tham khảo

Dinh dưỡng học - Nhà xuất bản Y học 2011

 

2. Thành phần chất béo trong dầu dừa cần biết

 

Stt

Thành phần acid béo

Kết quả (g/100g)

1

C6:0 (Caproic acid)

0,41

2

C8:0 (Caprylic acid)

6,55

3

C10:0 (Capric acid)

5,81

4

C12:0 (Lauric acid)

48,86

5

C14:0 (Myristic acid)

19,11

6

C16:0 (Palmitic acid)

9,15

7

C18:0 (Stearic acid)

3,52

8

C18:1n9C (Oleic acid)

5,63

9

C18:2n6C (Linoleic acid)

0,88

10

C20:0 (Arachidic acid)

0,08

Kết quả kiểm nghiệm thành phần acid béo trong Dầu dừa nguyên chất KoKoFi

 

Trong dầu dừa nguyên chất KoKoFi, Lauric acid chiếm tỉ lệ cao nhất với gần 50% và tổng các acid béo chuỗi trung bình C6-C12 chiếm khoảng 62%

3. Tại sao chất béo trong dầu dừa cần thiết cho sức khỏe?

Dầu dừa đã có một lịch sử lâu đời về tính hiệu quả trong việc chống nhiễm trùng, kèm theo rất nhiều tư liệu nghiên cứu để chứng minh. Nó thực sự là một trong những loại thực phẩm kháng sinh tốt nhất.

Khi chúng ta ăn chất béo trong dầu dừa, cơ thể sẽ biến đổi Triglyceride (hay còn gọi là chất béo trung tính) thành những monoglyceride (glyceride đơn) và các acid béo chuỗi trung bình (ABctb), cả hai đều mang những đặc tính kháng vi sinh vật rất mạnh. ABctb là những chất kháng vi sinh vật một cách tự nhiên.

Giống như sữa mẹ, dầu dừa có chứa Tctb (chất béo trung tính). Thực vậy, dầu dừa được cấu tạo chủ yếu là Tctb đặc biệt là Lauric acid chiếm khoảng 50% trong dầu dừa giống như Tctb trong sữa mẹ và có cùng một khả năng kháng vi sinh vật. Chính vì lý do này mà các nhà sản xuất từ nhiều năm nay đã thêm dầu dừa, hoặc thành phần Tctb chiết xuất từ dầu dừa, vào các công thức chế biến sữa cho trẻ em, để cho sữa chế biến này có khả năng chống bệnh tật như sữa mẹ.

Dầu dừa nguyên chất KOKOFI được sản xuất bằng công nghệ lên men, dưới sự tác động của hệ enzyme thủy phân biến đổi Tctb thành những mono-glyceride và các acid béo chuỗi trung bình trong khi sản xuất. Vì thế, dầu dừa KOKOFI luôn luôn có những đặc tính kháng vi sinh vật hiệu quả ngay cả khi dùng trực tiếp cho da, dùng cho vết thương hở và là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể.

            (KoKoFi sưu tầm và tổng hợp)

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: